Tôi đang mang thai tuần thứ 34 của thai kỳ thì phát hiện vùng kín bị mọc mụn, mà theo như những gì tôi tìm hiểu trên mạng thì khá giống với bệnh mụn rộp sinh dục, được biết đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục vì thế người lây bệnh cho tôi có lẽ là chồng tôi. Tuy nhiên, tôi lo lắng hơn cả vẫn là sức khỏe của con, liệu bệnh mụn rộp sinh dục có lây từ mẹ sang con không? rất mong bác sỹ cho tôi lời khuyên làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Cảm ơn bác sỹ.

mun-rop-sinh-duc-co-lay-tu-me-sang-con-khong

Ảnh minh họa

Mụn rộp sinh dục là bệnh do một loại virus có tên Herpes Simpex gây ra – bệnh thường gặp ở những người có hoạt động tình dục mạnh với các triệu chứng điển hình là nổi mụn nước tại vị trí nhiễm bệnh.

Mụn rộp sinh dục sau 5 – 7 ngày bị lây nhiễm sẽ xuất hiện mảng đỏ  và ngay sau đó là nổi mụn nước khu trú thành từng chùm tại vị trí mà virus xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Mụn rộp sinh dục bên trong có chứa mủ, sau một vài tuần không điều trị gì có thể tự vỡ tạo thành các vết loét, vết trợt, sau đóng vảy và bong ra. 

>> Xem thêm bệnh xã hội khác: Bệnh lậu

Không chỉ gây ra các triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu, phiền toái, bệnh mụn rộp sinh dục còn có thể gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe của bệnh nhân và cộng đồng xã hội, cụ thể như: viêm nhiễm đường sinh dục, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của người bệnh, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, biến chứng toàn thân có thể gây viêm màng não, viêm gan, viêm họng…

Bệnh mụn rộp sinh dục lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da – da, niêm mạc – niêm mạc hoặc chất tiết khi có sự tiếp xúc gần gũi với người bệnh, vật  dụng, đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh… Theo đó, ngoài lây truyền qua đường tình dục, bệnh mụn rộp sinh dục còn lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây từ mẹ sang con khi sinh thường (ở thời điểm sinh thường người mẹ bị mụn rộp sinh dục tại bộ phận sinh dục) hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh có thể dẫn tới lây nhiễm.

Như vậy, nếu bạn đang mang thai ở những tuần cuối của thai kỳ thì nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp và hiệu quả cho bạn. Trước khi sinh nở, bạn cũng nên chia sẻ với bác sỹ sản phụ khoa về tiền sử bệnh lý của mình để có những can thiệp phù hợp, tránh lây truyền và ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, sức khỏe của trẻ.

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp.
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn.
Hoặc gửi thư qua: suckhoehanoi.vn@gmail.com nếu bạn muốn kể chi tiết hơn.
Bài viết liên quan