Các tai biến sản khoa là một trong những nỗi lo thường trực với chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu và trẻ sơ sinh tử vong cao trong giai đoạn này là hội chứng tiền sản giật khi mang thai. Vậy tiền sản giật là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này! 

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật còn được gọi là hội chứng nhiễm độc thai nghén. Đây là tình trạng xuất hiện khi mang thai, mà biểu hiện đặc trưng là xuất hiện protein trong nước tiểu, tăng huyết áp và phù nề. Tiền sản giật cần phát hiện và điều trị đúng cách, nếu không sẽ phát triển thành sản giật. Khi đó thai phụ sẽ xuất hiện những cơn co giật và hôn mê, khiến tính mạng của mẹ và bé bị đe dọa. 

Những biến chứng của tiền sản giật bao gồm: 

  • Thai nhi tăng trưởng chậm
  • Sinh non
  • Rau bong non
  • Hội chứng HELLP: Đây là hiện tượng tế bào hồng cầu bị phá hủy, số lượng tiểu cầu thấp và men gan cao, được coi là biến chứng nặng của tiền sản giật. 
  • Sản giật
  • Tổn thương các cơ quan khác: mắt, tim, phổi, thận, gan, dễ gây đột quỵ hoặc chấn thương não.
  • Bệnh tim mạch

phá thai có đau không

địa chỉ phá thai

phá thai ở đâu hà nội

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền sản giật

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của hội chứng tiền sản giật là do mạch máu đến thai nhi hẹp hơn bình thường, khiến cho lưu lượng máu tới đây giảm. Hệ quả là thai nhi không nhận đủ được lượng máu cần thiết. Nghiên cứu cho thấy mạch máu bị hẹp là do: 

  • Mạch máu bị tổn thương.
  • Hệ thống miễn dịch có vấn đề. 
  • Bất thường trong gen di truyền.

Triệu chứng tiền sản giật khi mang thai

Hội chứng tiền sản giật đôi khi xuất hiện và tiến triển âm thầm, không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng thông thường chị em sẽ thấy tăng huyết áp thai kỳ. Đó là lý do ngay từ những ngày đầu mang thai, chị em đã phải theo dõi huyết áp thường xuyên, và kiểm tra đều đặn trong suốt thai kỳ. Huyết áp bất thường là khi đo hai lần liên tiếp cách nhau 4 giờ, mà chỉ số vượt quá 140/90mmHg. Ngoài ra tiền sản giật còn gây ra các triệu chứng khác như: 

  • Dư thừa protein trong nước tiểu.
  • Nhức đầu dữ dội. 
  • Thị lực bị thay đổi, có thể là mất thị lực tạm thời, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mờ mắt. 
  • Đau bụng trên, xuất hiện nhiều nhất là ở vị trí phía bên phải dưới xương sườn.
  • Lượng nước tiểu giảm.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Giảm lượng tiểu cầu trong máu.
  • Suy giảm chức năng gan. 
  • Bị khó thở do tích tụ chất lỏng trong phổi.
  • Đột ngột tăng cân, một tuần tăng hơn 2 kg. 
  • Cơ thể bị sưng phù, đặc biệt ở chân tay và mặt.

phá thai an toàn

cấy que tránh thai

mang thai ngoài ý muốn

Điều trị hội chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Việc điều trị hội chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai có sự khác nhau giữa hai thời kỳ sau: 

Giai đoạn thai kỳ

Cách điều trị tốt nhất là cho sản phụ sinh càng sớm càng tốt. Tùy tình hình cụ thể mà bác sĩ sẽ trao đổi với bạn phương án phù hợp: 

  • Nếu em bé bé đã lớn hơn 37 tuần tuổi và phát triển tốt, thai phụ có thể sinh ngay. 
  • Nếu em bé chưa đạt 37 tuần tuổi và bệnh cũng chưa nghiêm trọng, thai phụ sẽ tiếp tục được theo dõi cho đến khi đủ khả năng sinh nở an toàn. 

Nếu thai phụ bị tiền sản giật nhẹ và biến chứng ít nguy cơ xảy ra thì có thể điều trị bằng cách: 

  • Nghỉ ngơi tại giường, nhưng nên nằm nghiêng về bên trái.
  • Thường xuyên siêu âm và theo dõi bằng máy đo nhịp tim thai.
  • Uống thuốc hạ huyết áp.
  • Thường xuyên xét nghiệm nước tiểu và máu. 

Bạn cũng sẽ được bác sĩ khuyên nằm lại bệnh viện để theo dõi thường xuyên. Tại đây bạn sẽ được: 

  • Uống thuốc để ngăn hạ huyết áp hoặc co giật. 
  • Tiêm steroid hỗ trợ sự phát triển phổi của bé. 

Giai đoạn chuyển dạ và sau sinh

Trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh, trong vòng 48 giờ có thể xuất hiện dấu hiệu tiền sản giật, sản giật hoặc hội chứng HELLP. Nguy cơ này có thể kéo dài trong khoảng 6 tuần sau sinh. 

Vì thế sản phụ phải thường xuyên theo dõi sát sao và kiểm tra huyết áp sau khi xuất viện. Bạn cần quay trở lại bệnh viện ngay khi thấy dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực…

mang thai ngoài tử cung

que thử thai

Phòng ngừa tiền sản giật

Thay đổi lối sống là cách cách hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế tiền sản giật. Bạn nên: 

  • Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì. 
  • Thường xuyên tập thể dục. 
  • Tránh xa thuốc lá. 
  • Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp. 
  • Dùng Aspirin hoặc bổ sung canxi nếu có nguy cơ bị tiền sản giật, nhưng phải theo chỉ dẫn của chuyên gia, không được tự ý dùng thuốc. 

bà bầu ăn gì để con thông minh

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn một cái nhìn tổng quan về tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ tương đối nguy hiểm hiện nay. Bạn hãy chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt trước và trong lúc mang thai để ngăn ngừa bệnh và có một thai kỳ an toàn. Nếu không may tình trạng này xảy ra, phải tuyệt đối hợp tác với bác sĩ điều trị.

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp.
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn.
Hoặc gửi thư qua: suckhoehanoi.vn@gmail.com nếu bạn muốn kể chi tiết hơn.
Bài viết liên quan